Pháp luật quy định 4 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm đang bị tạm giữ. Ảnh: LĐO
Tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP đã quy định 4 trường hợp không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao xe vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, bao gồm:
- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự.
- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông.
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa.
- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy. (Hiện hành quy định bao gồm cả trường hợp phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm).
Ngoài ra, Nghị định 31/2020/NĐ-CP còn quy định việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức được bảo lãnh xe vi phạm đang bị tạm giữ nếu đạt các yêu cầu sau:
- Cá nhân, tổ chức vi phạm có nơi đăng ký thường trú, tạm trú vẫn còn thời hạn hoặc giấy xác nhận của cơ quan đang công tác. Đồng thời cá nhân, tổ chức vi phạm phải có nơi giữ và bảo quản phương tiện.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm phải đặt tiền bảo lãnh mới được xem xét giữ và bảo quản phương tiện.
Theo Lao động
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nếu giá xăng ở mức 30.000 đồng và dầu diesel chạm mức 25.000 đồng một lít, chiếc Mazda 2 sẽ tiêu tốn 1.428 đồng cho mỗi km di chuyển. Còn với KIA Sorento máy dầu, con số này là 1.450 đồng.
" alt=""/>Những điều cần lưu ý về bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữXiaomi 11 sẽ không có củ sạc trong hộp. Ảnh: Xiaomi.
Theo Lei Jun, việc loại bỏ củ sạc khỏi hộp Xiaomi 11 là để bảo vệ môi trường, giảm rác thải điện tử bởi hầu hết người dùng đã có sạc, thậm chí nhiều củ sạc nhưng không còn sử dụng hoặc bị hỏng.
Trước đó vào 25/12, tài khoản Digital Chat Station đã chia sẻ ảnh hộp đựng của Xiaomi 11 với độ mỏng ngang hộp iPhone 12. Hình ảnh khiến nhiều người cho rằng hãng smartphone Trung Quốc sẽ bỏ củ sạc trong hộp như Apple.
![]() |
Hộp đựng của Xiaomi 11 mỏng ngang iPhone 12. Ảnh: Weibo. |
Như vậy, hộp đựng của Xiaomi 11 chỉ còn cáp sạc tương tự iPhone 12. Do tai nghe không được kèm trong hộp như truyền thống, người dùng sẽ phải tận dụng tai nghe cũ hoặc mua rời.
Sau khi iPhone 12 ra mắt vào tháng 10, Xiaomi từng đăng bài chế giễu Apple khi nói rằng chiếc Mi 10T Pro vẫn có củ sạc trong hộp. Hiện bài viết vẫn còn xuất hiện trên Twitter.
Không chỉ Xiaomi, Samsung và Huawei cũng có thể bỏ củ sạc khỏi hộp điện thoại. Đối với Huawei, hãng này đã thăm dò ý kiến người dùng về việc chỉ có cáp USB-C trong hộp smartphone. Còn với Samsung, hồ sơ chứng nhận của Galaxy S21 tại Brazil cho thấy dòng sản phẩm này cũng không có sạc trong hộp.
Dự kiến ra mắt vào 28/12, Xiaomi 11 là một trong những smartphone đầu tiên sử dụng Snapdragon 888 - chip xử lý tiến trình 5 nm của Qualcomm. Tin đồn cho biết máy sẽ có màn hình Super AMOLED hỗ trợ HDR10+, camera chính 108 MP, RAM tối đa 12 GB, loa stereo được tinh chỉnh bởi Harman Kardon.
Theo zingnews
Do thế hệ iPhone sau này không kèm củ sạc và tai nghe, người dùng phải bỏ thêm 1,78 triệu đồng nếu muốn có đủ phụ kiện như trước.
" alt=""/>iPhone 12, Xiaomi, bỏ củ sạc điện thoạiPhát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT & TT Phạm Hồng Hải cho rằng: Căn cứ Luật Viễn thông và các văn bản pháp luật liên quan, Bộ TT & TT đã xây dựng và được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020, đặc biệt chương trình của giai đoạn này dành đến 70% kinh phí để hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông, việc hỗ trợ dịch vụ là hướng tới từng đối tượng cụ thể và trong tổ chức thực hiện cố gắng phân định rõ trách nhiệm của Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp.
Sau khi chương trình được phê duyệt, Bộ TT&TT và Bộ Tài chính đã tích cực xây dựng các thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình. Đến nay đã ban hành được 3 thông tư là: Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/016 và Thông tư số 09/2016/TT-BTTTT của Bộ TT&TT.
Tại hội nghị các đại biểu được nghe các nội dung cơ bản của Chương trình 1168; Chế độ thu nộp, hạch toán các khoản đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Hướng dẫn xây dựng danh mục và tổng mức đầu tư sơ bộ các dự án hỗ trợ thiết lập hạ tầng mạng viễn thông; Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích năm 2016, đồng thời trao đổi, giải đáp những ý kiến liên quan đến nội dung các chuyên đề tại Hội nghị tập huấn.
" alt=""/>Dành 70% kinh phí chương trình viễn thông công ích phát triển hạ tầng viễn thông